Hiroshima vào ngày 6/8 đã chào đón “ngày nguyên tử” đầu tiên kể từ sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1. Trong bối cảnh nỗi bất an của quốc dân đối với năng lượng nguyên tử lan rộng thì thông điệp từ Hiroshima được người dân chú ý tuy nhiên trong Tuyên ngôn hòa bình đã không hề đề cập đến “thoát nguyên tử”. Ngay cả trong số những nạn nhân bị nhiễm xạ cũng có sự khác biệt rất tế nhị trong tư duy về điện nguyên tử và nó có liên quan đến rất nhiều vấn đề của vùng đất từng bị ném bom nguyên tử ví dụ như người ta tránh đề cập đến sự ngã ngựa trong chính trị.
Tuyên ngôn hòa bình không hề đề cập đến “thoát nguyên tử”.
Matsui Kazumi, thị trưởng thành phố Hiroshima trong Tuyên ngôn hòa bình đã chỉ ra sự bất tín đối với năng lượng nguyên tử của quốc dân và yêu cầu chính phủ chuyển đổi chính sách năng lượng nhưng liên quan tới việc thoát nguyên tử thì ông chỉ dừng lại ở chỗ nói rằng “vẫn có người ủng hộ nó”.
Lần đầu tiên trong tuyên ngôn lời kể về trải nghiệm của người bị bom nguyên tử được thu thập và tuyển chọn bởi một ủy ban có thành viên bao gồm cả các nạn nhân (10 người) đã được đưa vào. Sự tranh luận không được công bố nhưng các ý kiến về điện nguyên tử đã được trao đổi và một mặt trong đề án câu nói “hạt nhân và nhân loại không thể cùng chung sống” được đưa ra mặt khác cũng có ý kiến cho rằng nếu như được quản lý an toàn thì sẽ công nhận năng lượng nguyên tử. Thị trưởng Matsui trong cuộc họp báo ngày mùng 2 khi công bố xương sống bản tuyên ngôn đã thuyết minh rằng: “điện nguyên tử là quốc sách của chính phủ và ý kiến của người dân có sự chia rẽ”.
Cả Tuyên ngôn hòa bình trong quá khứ cũng phê phán nghiêm khắc việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích quân sự như thí nghiệm bom hạt nhân, vũ khí hạt nhân tuy nhiên chưa bao giờ xuất hiện tư thế phản đối điện nguyên tử.
Hamai Shinzo, người đã từng có trải nghiệm bị ném bom nguyên tử và từng làm thị trưởng đầu tiên thông qua cuộc bầu cử công khai rộng rãi sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1953 đã bày tỏ kỳ vọng việc sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình khi cho rằng việc “năng lượng nguyên tử được dùng vào thảm sát, phá hoại hay được dùng vì phúc lợi của toàn nhân loại sẽ quyết định ngã rẽ của loài người”. Vào tháng 12 cùng năm tổng thống Mĩ Eisenhower tại Liên hợp quốc đã tiến hành diễn thuyết với chủ đề “nguyên tử vì hòa bình” (Atoms for Peace) và đó cũng là dịp để năng lượng nguyên tử được đưa vào Nhật.
Các đoàn thể hòa bình vốn ủng hộ “phong trào bãi bỏ hạt nhân” không phải là hòn đá tảng liền khối. Vào ngày đầu tiên của Đại hội Hiroshima của Hội nghị quốc dân Nhật Bản nghiêm cấm bom A và bom H bế mạc vào ngày mùng 6, đã phân phát cuốn sách nhỏ ở đó viết rằng: “Ba đoàn thể sẽ cùng chiến đấu với mục tiêu “bãi bỏ vũ khí hạt nhân” và “giúp đỡ nạn nhân bom nguyên tử”, “các vấn đề nằm ngoài chủ đề trên xin mọi người trong hội trường không đề cập”. ..
Phó chủ tịch Hội cấm vũ khí nguyên tử, ông Nishio, đồng thời là đại biểu của Phòng thông tin cộng đồng điện nguyên tử nói: “Chúng tôi hợp tác ở phương diện bãi bỏ vũ khí hạt nhân nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy giới hạn của nó. Tại Fukushima những người lao động đã bị buộc phải làm việc nguy hiểm và chúng tôi mong Công đoàn lao động sẽ lên tiếng”. Tuy nhiên tại đại hội thì cán bộ của Liên hợp không đưa ra phát ngôn nào đề cập đến điều trên và Hội chống vũ khí hạt nhân đã tiến hành một cuộc hội họp riêng ở đó đưa ra câu nói có tính chất PR: “Trong bối cảnh phải phụ thuộc vào tài nguyên của nước ngoài thì năng lượng nguyên tử là cần thiết”.
Mặt khác vào ngày 9/8 ở Nagasaki, nơi kỉ niệm ngày bị ném bom nguyên tử, xung quanh việc trước sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima Tuyên ngôn hòa bình sẽ đề cập như thế nào đến điện nguyên tử đã trở thành chủ đề tranh luận gay gắt trong hội đồng soạn thảo (18 người) mà ông Takami thị trưởng thành phố làm chủ tịch.
Các ủy viên của hội đồng mà phần lớn là nạn nhân của bom nguyên tử đã chủ trương đưa vấn đề “thoát nguyên tử” vào nhưng thị trưởng thì tỏ ra thận trọng và cuối cùng “thoát nguyên tử” không được đề cập thay vào đó là nội dung “cần phải phát triển năng lượng có khả năng thay thế cho năng lượng nguyên tử”.
Công ty lớn nhất của thành phố Nagasaki là nhà máy đóng thuyền thuyền của Mitsubishi. Trong Tổng giá trị sản phẩm hàng năm khoảng 460 tỉ Yên (số liệu năm 2008) của công ty có đến 53% là đến từ nhà máy phát điện, những nghị viên của thành phố, tỉnh xuất thân từ cùng tổ chức lao động tiêu biểu như bộ trưởng bộ giáo dục Takaki Yoshiaki, (xuất thân ở quận 1 ở Nagasaki) chiếm đến 10 người.
Trong buổi họp báo vào ngày 28 tháng 7 khi nội dung chính của Tuyên ngôn hòa bình được phát biểu, thị trưởng Tanoue đã giải thích: “Tuyên ngôn là bản công ước với số lượng lớn được đưa ra với tư cách là đại diện cho tiếng nói của người dân”. “Nếu đi một cách trực tiếp (ngay lập tức loại bỏ điện nguyên tử) sẽ làm cho sản xuất và cuộc sống của người dân hỗn loạn”. Ông cũng nói: “Trong bối cảnh chưa đưa ra được lộ trình loại bỏ điện nguyên tử mà chỉ lo tiến hành “thoát nguyên tử” trước thì đó là việc không phải là thành ý”. Lời nói này thể hiện sự cân nhắc đối với giới công nghiệp.
Ông Hiraoka (83 tuổi), người đã từng giữ chức thị trưởng thành phố Hiroshima từ năm 1991 đến năm 1999, sau sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã bày tỏ sự luyến tiếc rằng: “Chuyện thừa nhận “sự cần thiết trá hình” của điện nguyên tử là một sai lầm”. Odaka Reiko (81 tuổi), nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử, người có câu chuyện về trải nghiệm bị ném bom hạt nhân được tuyển chọn vào tuyên ngôn đã đưa ra yêu cầu: “Sang năm tôi mong muốn bản tuyên ngôn sẽ đưa ra chủ trương về việc cả điện nguyên tử và vũ khí hạt nhân đều có mối liên hệ tới sự diệt vong của loài người”.
Thủ tướng né tránh sử dụng chính trị.
Thủ tướng Kan trong lời chào tại lễ kỉ niệm hòa bình đã phát biểu “hướng tới xã hội không phụ thuộc vào điện nguyên tử” và một lần nữa đề cập đến “thoát nguyên tử” nhưng mức độ diễn đạt thì chỉ ở mức độ “tôi phản tỉnh sâu sắc về thần thoại an toàn của điện nguyên tử”.
Những người thân cận với thủ tướng cũng đưa ra ý kiến rằng cần phải PR chính trị trong bài diễn văn, trong số các nghị viên đảng cầm quyền cũng có người cho rằng: “Có lẽ thủ tướng đã sử dụng lễ kỉ niệm ở Hiroshima để đưa ra quyết định về “giải tán thoát nguyên tử”. Thủ tướng tuy muốn tránh không đề cập đến vấn đề này nhưng ý hướng chuyển giao nó cho chính quyền tiếp theo lại rất rõ ràng. Sau lễ kỉ niệm thủ tướng đã trao đổi với 8 nạn nhân bom nguyên tử được chọn làm “đại sứ phi hạt nhân” của năm ngoái. Thủ tướng cho rằng: “Nguyên tử với tư cách là vũ khí hạt nhân và nguyên tử với tư cách là điện nguyên tử khác nhau về chất nhưng chuyện phát tán chất phóng xạ thì nguy hiểm như nhau”. Thủ tướng đã lắng nghe báo cáo về hoạt động chuyển tải những trải nghiệm bị ném bom hạt nhân rộng rãi tới người dân và các vị đứng đầu nhà nước trên thế giới trong một năm qua, đồng thời cũng hé lộ về ý định hành động sau khi từ nhiệm: “Không chỉ khi còn có trách nhiệm trong tay mà cả chính phủ sau này cũng phải tiếp tục dốc toàn lực”.
Trong cuộc họp báo sau đó thủ tướng đã phát biểu: “Mục tiêu tương lai của năng lượng phụ thuộc phần lớn vào năng lượng nguyên tử sẽ được sửa đổi và tiến dần tới bước giảm thiểu mức độ phụ thuộc. Sự tổng hợp phương hướng trung hạn của nội các và lời phát biểu của tôi là đồng nhất”. Ông nhấn mạnh rằng phát ngôn “thoát nguyên tử” của mình và phương châm giảm thiểu sự phụ thuộc vào điện nguyên tử của Ủy ban năng lượng-môi trường của chính phủ là không hề mâu thuẫn.
“Vũ khí nguyên tử là vấn đề khác”
Trong buổi lễ có đại biểu của 66 nước Âu Mĩ tham gia, ít hơn 8 nước so với năm ngoái, đại biểu của mỗi nước bày tỏ nhận thức chung rằng: “vũ khí nguyên tử là vấn đề khác”. Cả phái thoát nguyên tử và phái xúc tiến nguyên tử đã không thể hiện cái nhìn đặc biệt đối với tình hình sau sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima và tránh không đề cập đến “sự đúng sai của hạt nhân”.
Tổng lãnh sự Italia ở Osaka, ông Batani đã phân tích kết quả quốc dân bỏ phiếu cự tuyệt điện nguyên tử như sau: “Sau sự cố Fukushima mối nghi ngờ đối với điện nguyên tử đã tăng cao” nhưng ông cũng cho rằng: “Việc Nhật Bản sử dụng năng lượng nguyên tử trong công cuộc phục hưng sau chiến tranh là không có lựa chọn nào khác. Không nên đánh đồng nó với bom nguyên tử”.
Tổng lãnh sự Đức, nơi có “Luật loại trừ điện nguyên tử”, ông Olbrich cho rằng: “Vũ khí hạt nhân cần phải được hủy bỏ tuy nhiên điện nguyên tử là vấn đề năng lượng. Việc nói về chuyện của nước khác là điều không thể”.
Mặt khác, đại sứ Nga Beli thuộc phái xúc tiến nguyên tử nhấn mạnh sự khác biệt: “Nguyên nhân của Fukushima là do thiên nhiên còn Hiroshima là thảm họa do con người ”. Tổng lãnh sự Pháp – một cường quốc nguyên tử tại Kyoto, ông Janvier giải thích: “Để không tạo ra thêm nước mới có sở hữu vũ khí hạt nhân thì việc giám sát xuất khẩu kĩ thuật điện nguyên tử sang nước có nhu cầu là quan trọng. Việc này cuối cùng cũng có quyên quan tới việc hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân”.
Anh, Mĩ, Pháp, những nước chủ yếu có vũ khí hạt nhân đã tiếp tục tham dự buỗi lễ tiếp theo lần tham dự đầu tiên năm ngoái. Đối với Mĩ năm trước Đại sứ Roos đã tham dự nhưng năm nay thì ông không có mặt ở Nhật với lí do “thời gian biểu không thuận lợi” và công sứ Zumwalt đã tham dự với tư cách là đại biểu lâm thời. Theo dự kiến ông cũng sẽ tham dự buổi lễ tại thành phố Nagasaki, nơi năm ngoái ông đã từng đến.
Robinson dịch từ báo Mainichi.
0 Comments