Something about me

header ads

Nhật Bản sự mập mờ, và bản thân tôi




Bài phát biểu tại lễ nhận giải nobel năm 2004 của Oe Kenzaburo - khá dài


Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Thế giới tàn khốc lần thứnhất, tôi còn là một cậu bé sống ở một thung lũng xa xôi vây quanh bởinhững khu rừng trên hòn đảo Shikoku thuộc quần đảo Nhật Bản, cách xanơi đây hàng ngàn dặm. Ngày đó có hai quyển sách mà tôi hết sức say mê:đó là:

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn và Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nils.Rồi sau đó thế giới bị vây bọc bởi những làn sóng hoảng sợ. Bằng việcđọc câu chuyện về Huckleberry, tôi cảm thấy tôi có thể lý giải việcmình đi vào rừng vào ban đêm và ngủ giữa đám cây rừng với cảm giác antoàn mà tôi không thể nào có nổi khi ở trong nhà. Nhân vật chính trongtác phẩm Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nils biến hình thànhmột sinh vật nhỏ, hiểu được tiếng nói của loài chim và đi phiêu lưu mạohiểm. Từ câu chuyện đó tôi đã tìm được rất nhiều niềm vui sướng.



Thứnhất, là một cậu bé sống tại chốn rừng sâu xa xôi của đảo Shikoku nhưtổ tiên của tôi vốn sống từ bao đời nay, tôi đã khám phá ra rằng thếgiới này và lối sống này thật sự cho ta tự do. Thứ hai, tôi đồng cảm vàtự coi mình cũng giống như cậu bé Nils kia, một cậu nhỏ hư nết, tronglúc đi khắp nơi trên nước Thụy Điển đã cùng chung sống và chiến đấu bảovệ loài ngỗng trời, rồi trở thành một chàng trai, vẫn nguyên vẹn ngâythơ song đầy tự tin và cũng rất khiêm tốn. Cuối cùng khi trở về nhà,Nils đã chuyện trò với cha mẹ. Tôi cho rằng niềm vui sướng lớn lao nhấtmà tôi có được từ câu chuyện xuất phát từ ngôn ngữ của nó, bởi tôi nhưđược thanh lọc và nâng cao lên khi tôi cùng nói với Nils những lời sau:
"Cha, Mẹ! Con lớn rồi. Con lại được làm người rồi!"

Đặc biệt tôi vô cùng thích thú câu "Con lại được làm người rồi". Khitôi lớn lên, tôi liên tiếp phải đối mặt với những khó khăn trong mọilĩnh vực của cuộc sống - trong gia đình, trong mối quan hệ với xã hộiNhật Bản và trong lối sống tự do của tôi ở thời kỳ nửa sau thế kỷ 20này. Tôi đã sống sót được nhờ tái hiện những đau khổ và khó khăn đódưới hình thức tiểu thuyết. Trong quá trình đó, tôi tự thấy mình nhắcđi nhắc lại, gần như là với những tiếng thở dài câu "Con lại được làmngười rồi". Tại đây, trong lúc này, có lẽ tự nói về mình như vậy thậtkhông được phù hợp lắm. Tuy vậy, hãy cho phép tôi nói rằng phong cáchviết của tôi về căn bản là khởi nguồn từ những vấn đề cá nhân và sau đógắn kết nó với xã hội, với cuộc đời và với thế giới này. Tôi hi vọngcác bạn sẽ tha thứ cho tôi nếu tôi nói thêm chút nữa về những vấn đềcủa cá nhân mình.

Gần nửa thế kỷ trước đây, khi sống trong chốn rừng sâu đó, tôi đọc Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nilsvà dự cảm được hai điều. Một là có thể một ngày nào đó tôi sẽ hiểu đượctiếng của loài chim. Điều thứ hai là một ngày nào đó tôi sẽ có thể baycùng loài ngỗng trời yêu mến của mình, thích hơn cả là đến được xứScandinavia.

Sau khi lập gia đình, con trai đầu lòng của chúng tôi bị thiểu năng trítuệ. Chúng tôi đặt tên cháu là Hikari, tiếng Nhật có nghĩa là "ánhsáng". Hồi còn nhỏ cháu chỉ đáp lại những tiếng chiêm chiếp của loàichim và không có phản ứng gì với tiếng người. Mùa hè nọ, khi cháu lênsáu, cháu nghe thấy tiếng một cặp chim sẻ nước líu lo từ một khu hồ bênkia rừng, và cháu nói với giọng như là một người đọc lời bình cho đoạnghi tiếng chim: "Đó là tiếng chim sẻ nước". Đây là lần đầu tiên contrai tôi nói được. Và cũng kể từ đó tôi và vợ tôi bắt đầu có thể tròchuyện được với cháu.

Hikari hiện đang làm việc tại một trung tâm dạy nghề cho người khuyếttật, một cơ sở xây dựng dựa trên những ý tưởng chúng tôi học tập được từ Thuỵ Điển. Cháu cũng sáng tác nhạc. Chính loài chim đã khơi nguồncho những sáng tác nhạc của cháu. Thay cho tôi, Hikari đã biến thành sựthật điều dự cảm thứ nhất của tôi là một ngày nào đó tôi có thể hiểuđược tiếng chim. Tôi cũng phải nói rằng tôi cũng sẽ không thể sống đượcnếu không có vợ tôi, với sức mạnh và sự khôn ngoan vốn có của người phụnữ, cô ấy chính là hiện thân của nhân vật Akka, con chim đầu đàn dẫnđường cho Nils. Cùng với vợ tôi, tôi đã bay tới Stockholm và điều dựcảm thứ hai của tôi, vui sướng làm sao, cũng đã trở thành hiện thực.

Kawabata Yasunari, nhà văn Nhật Bản đầu tiên đứng trên diễn đàn này vớitư cách người đoạt giải Nobel Văn học, đã đọc bài phát biểu có tiêu đề"Nhật Bản, Cái Đẹp và Bản thân tôi". Tiêu đề đó thực đẹp và đồng thờirất mơ hồ. Tôi dùng từ "mơ hồ" (vague trong tiếng Anh) có nghĩa giống như từ aimainatrong tiếng Nhật. Tính từ này trong tiếng Nhật có vài cách dịch khácnhau sang tiếng Anh. Sự mơ hồ ấy được Kawabata chủ ý thể hiện trongchính tiêu đề bài phát biểu của mình. Nó có thể được hiểu là "Cái Tôi của nướcNhật Bản xinh đẹp". Sự mơ hồ của toàn bộ tiêu đề xuất phát từ hư từ"no" trong tiếng Nhật, (nghĩa đen là "của") nối giữa hai chữ "cái Tôi"và "nước Nhật Bản xinh đẹp".

Sự mơ hồ của tiêu đề khiến người ta có thể tự hiểu theo nhiều cách khácnhau. Nó có thể được hiểu là "Bản thân tôi với tư cách một phần củanước Nhật Bản xinh đẹp", trong đó hư từ "no" thể hiện quan hệ sở hữucách giữa danh từ đứng trước và danh từ đứng sau. Tiêu đề đó cũng cóthể được hiểu là "Nước Nhật xinh đẹp và Bản thân tôi", trong trường hợpnày hư từ "no" liên kết hai danh từ đồng vị, và thực tế các danh từ nàycũng được một trong những chuyên gia người Mĩ hàng đầu về văn hóa Nhậtdịch sang tiếng Anh theo cách đồng vị như vậy. Ông dịch "Nhật Bản, Cáiđẹp và Bản thân tôi". Có thể thấy đây quả là một cách xử lý bậc thầy vàkhông hề có chuyện "dịch là phản" (dịch làm sai lệch nghĩa) như ngườita vẫn e sợ.

Dưới tiêu đề đó, Kawabata nói về một dạng thức đặc thù của huyền họckhông chỉ tồn tại trong tư tưởng Nhật Bản mà còn là một tư tưởng phươngĐông rất phổ biến. Dùng chữ "đặc thù", tôi muốn nói đến xu hướng ThiềnTông trong Đạo Phật. Là một nhà văn của thế kỷ XX, nhưng Kawabata mô tảtrạng thái tinh thần của mình bằng những bài thơ viết theo lối của cácThiền sư thời trung cổ. Phần nhiều các bài thơ này đều nói tới sự bấtlực của ngôn từ trong việc mô tả chân lý. Theo những bài thơ đó, ngôntừ bị hạn chế bởi vỏ bọc khép kín của nó. Độc giả không thể trông đợitừ ngữ sẽ thoát ra khỏi những bài thơ này và đến được với mình. Ta sẽkhông bao giờ hiểu nổi và đồng cảm được với những bài thơ Thiền này trừkhi ta từ bỏ những hạn định của bản thân và sẵn sàng thâm nhập vào thếgiới khép kín của những ngôn từ đó.

Tại sao Kawabata lại dũng cảm quyết định đọc những bài thơ vô cùng bíẩn đó bằng tiếng Nhật trước khán giả ở Stockholm? Tôi nhìn lại hầu nhưvới một nỗi u hoài sự dũng cảm tuyệt vời đó, sự dũng cảm ông đã thụ đắcđược vào cuối sự nghiệp xuất chúng của mình, và với sự dũng cảm đó ôngđã khẳng nhận niềm xác tín của mình. Kawabata từng là tín đồ hành hươngtrên con đường sáng tạo nghệ thuật dài hàng thập kỷ, trên con đường đóông đã sản sinh được vô vàn kiệt tác. Sau những tháng ngày hành hươngđó, chỉ bằng cách thú nhận niềm say mê tột cùng của mình với những bàithơ Nhật Bản bí ẩn đó, từng làm đau đầu bất cứ ai cố gắng thấu hiểuchúng, ông mới diễn tả được về "Nhật Bản, Cái Đẹp và Bản thân tôi",nghĩa là, diễn tả về cái thế giới trong đó ông sống và về những vănchương ông sáng tạo.

Hơn nữa, cũng rất đáng lưu ý là Kawabata đã kết thúc bài phát biểu của mình như sau:

"Tác phẩm của tôi được mô tả là những tác phẩm về cái không(emptiness), nhưng ta không thể lẫn nó với cái hư vô (nihilism) của phương Tây. Nền tảng tinh thần của nó hoàn toàn khác. Thiền sư Đạonguyên (Dogen) đặt tên cho bài thơ về bốn mùa của mình là "Bản lai diệnmục" và ngay cả lúc ông ngợi ca vẻ đẹp của bốn mùa, ông vẫn chìm đắmtrong tư tưởng Thiền (bản dịch tiếng Anh của Edward Seidensticker).


Ở đây, một lần nữa, tôi được thấy sự tự đánh giá thẳng thắn và dũng cảmcủa ông. Một mặt Kawabata xác định mình đi theo truyền thống của triếthọc Thiền và cách thức cảm thụ cái đẹp xuyên suốt nền văn học cổ điểnphương Đông. Vậy nhưng mặt khác ông đã vượt lên khỏi bản thân mình đểphân biệt cái trống rỗng, là đặc trưng cho những tác phẩm của mình, vớichủ nghĩa hư vô của Phương Tây. Khi làm vậy, ông đã nhiệt thành bày tỏtrước những thế hệ tiếp sau của loài người, những thế hệ Alfred Nobelđã gửi gắm niềm tin và hy vọng.

Cũng xin bày tỏ thật lòng rằng, khác với Kawabata, người đồng hương củatôi đã đứng nơi này hai mươi sáu năm trước đây, tôi thấy mình bị hấpdẫn bởi ái lực tinh thần của nhà thơ người Ai-len William Butler Yeat,người đoạt giải Nobel Văn Học bảy mươi năm trước đây khi ông gần nhưcũng ở độ tuổi tôi bây gì. Dĩ nhiên tôi không định xếp mình đồng hạngvới nhà thơ thiên tài Yeats. Tôi chỉ là một môn đệ khiêm tốn sống tạimột nước xa xôi. Như William Blake, nhà thơ với những tác phẩm đượcYeats trả lại đúng giá trị lại và phục hồi vị trí cao quý trong vănchương thế kỷ này, đã từng viết " Băng qua Châu Âu và Châu Á, tới TrungHoa và Phù Tang như ánh chớp sáng nhoà".

Trong những năm gần đây, tôi dành nhiều thời gian viết những bài thơ"haiku" gồm ba câu mà tôi mong sẽ đạt được đỉnh điểm trong hoạt độngvăn học của mình. Cho tới nay đã có hai phần được xuất bản, gần đây tôiđã viết xong phần thứ ba. Phần này có tiêu đề tiếng Nhật có nghĩa là"Cây xanh rực lửa". Tôi đã có được tiêu đề này từ một đoản khúc trongbài thơ Vacillation (tạm dịch: Chập chờn) của Yeats:

Và kìa đó một cây xanh với những nhành cao ngất
Nửa lấp lánh lửa hồng nửa biếc xanh
Tán rộng dày đẫm ướt sương mai...
(Vacillation 11 - 13)
Thực sự, tác phẩm bộ ba của tôi thấm đẫm ảnh hưởng những bài thơ củaYeats. Trong dịp Yeats đoạt giải Nobel Văn học, Thượng viện Ailen đãđưa ra những lời chúc mừng ông, trong đó có đoạn sau:
Thông qua thành công của ông, Tổ quốc chúng ta đã được công nhận có đóng góp nổi bật cho nền văn hóa thế giới.
... Chúng ta, một dân tộc trước đó chưa được chấp nhận vào cộng đồng hữu hảo các quốc gia trên thế giới.
... Nền văn minh của chúng ta sẽ được đánh giá bằng tên tuổi của Nghị sĩ Yeats.
... Sẽ luôn có nguy cơ nổi loạn của những người bị mất đi lý trí, điên rồ đuổi theo sự huỷ diệt.
(Giải Nobel: Lời chúc mừng gửi tới Nghị sĩ Yeats)
Yeats là nhà văn mà tôi muốn theo chân. Tôi muốn làm việc đó vì một đấtnuớc khác mà giờ đây đã đuợc "chấp nhận vào cộng đồng hữu hảo các quốcgia trên thế giới", nhưng là nhờ công nghệ điện tử và ngành sản xuất ôtô. Đồng thời, tôi muốn làm việc đó như là công dân một đất nước bị đẩyvào sự "điên rồ đuổi theo sự huỷ diệt" cả trên mảnh đất quê hương mìnhlẫn trên đất các quốc gia láng giềng.
Là một con người sống trong thế giới hiện tại như thế giới này, và sẻchia nhũng kỷ niệm cay đắng của quá khứ hằn sâu trong tâm khảm, tôikhông thể đồng lòng thốt lên những lời như của Kawabata "Nhật Bản, CáiĐẹp và Bản thân tôi". Một phút trước đây, tôi đã đề cập đến sự "mơ hồ"của tiêu đề và nội dung bài phát biểu của Kawabata. Trong phần còn lạicủa bài phát biểu của mình, tôi muốn dùng chữ "nhập nhằng" (tiếng Anh:ambiguous) theo như nghĩa mà nhà thơ nổi tiếng người Anh Kathleen Raineđã phân biệt khi có lần bà đã nhận xét về William Blake rằng thơ ôngnhập nhằng hơn là mơ hồ. Tôi không thể nói khác đi về mình ngoài việcnói rằng "Nhật Bản, Sự nhập nhằng và Bản thân tôi".
Tôi nhận thấy, sau một trăm hai mươi năm hiện đại hóa kể từ buổi đầu mởcửa, nước Nhật ngày nay bị chia sẻ thành hai thái cực đối lập nhau củasự nhập nhằng. Tôi cũng là một nhà văn sống trong đất nuớc ấy, với sựphân cực này như một vết sẹo khắc sâu trong tôi.

Sự nhập nhằng ấy mạnh mẽ và xuyên suốt đến nỗi nó làm phân chia cả nhànước và nhân dân theo nhiều cách. Quá trình hiện đại hóa của Nhật Bảnđã được xác định theo chiều hướng học tập và bắt chước phương Tây. Tuyvậy, Nhật Bản nằm trong Châu Á và vẫn bền bỉ duy trì những truyền thốngvăn hóa của mình. Định hướng nhập nhằng đó của Nhật Bản đưa đất nướcnày vào vị thế một kẻ đi xâm lấn ở châu Á. Một đằng, nền văn hóa củaNhật Bản hiện đại hoàn toàn mở ra phương Tây, một đằng thì ít nhất cũngngăn không cho người phương Tây hiểu nó. Và hơn nữa, Nhật Bản bị đẩyvào thế cô lập với các quốc gia châu Á khác không chỉ về chính trị màcòn cả về xã hội và văn hóa.

Trong lịch sử văn học hiện đại của Nhật, những nhà văn chân thành nhấtvà hiểu rõ nhất sứ mệnh của mình là những nhà văn thời hậu chiến, nhữngngười đến với sân khấu văn học ngay sau cuộc Chiến tranh cuối cùng, bịcuộc chiến làm tổn thương nặng nề song vẫn tràn trề hi vọng về một cuộchồi sinh. Họ đã gắng sức và chịu nhiều đau thương để bù đắp lại nhữnghành vi vô nhân đạo quân đội Nhật đã gây ra ở các nước châu Á và lấp đikhoảng cách lớn không chỉ giữa các nước phát triển phương Tây và NhậtBản mà còn giữa các nước châu Phi, châu Mĩ Latinh và Nhật Bản. Chỉ bằnghành động như vậy, họ mới có thể tìm được với chút khiêm nhường nào đósự hoà giải với thế giới. Tôi cũng đã và luôn luôn mang trong mình nỗikhao khát đi theo đúng truyền thống văn học kế thừa từ các nhà văn đó.

Nhà nước Nhật hiện nay và người dân Nhật trong thời kỳ hậu công nghiệpkhông thể tránh khỏi những cảm tình đầy mâu thuẫn. Cuộc Thế chiến thứhai đã nổ ra ngay giữa thời kỳ Nhật Bản đang hiện đại hóa; một cuộcchiến gây ra bởi chính sự sai lạc của quá trình hiện đại hóa. Việc nướcNhật bại trận năm mươi năm trước đây là một cơ hội cho Nhật Bản vàngười Nhật, là kẻ gây chiến, cố gắng hồi sinh vượt lên trên những đauthương mất mát lớn lao mà các nhà văn Nhật thuộc dòng hậu chiến đã môtả. Lý tưởng về dân chủ và quyết tâm không gây ra bất cứ một cuộc chiếnnào nữa là cơ sở đạo lý cho niềm ao uớc được hồi sinh này. Nhưng, cũngthật mâu thuẫn thay, nhân dân và nhà nước Nhật với những cơ sở đạo lýđó lại không phải là vô tội, họ mang theo những tì vết của một lịch sửtrong đó chính họ xâm lăng các nước châu Á khác. Những cơ sở đạo lý đócó ý nghĩa với cả những nạn nhân đã chết vì vũ khí nguyên tử sử dụnglần đầu tiên tại Hiroshima và Nagasaki, có ý nghĩa cả với những ngườisống sót và con cháu của họ, chịu ảnh hưởng của phóng xạ, kể cả hàngvạn người nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Triều Tiên.

Trong những năm gần đây có nhiều ý kiến chỉ trích Nhật Bản và cho rằngNhật cần đóng góp lực lượng quân sự nhiều hơn cho Liên Hợp Quốc để thamgia một cách tích cực hơn vào tiến trình gìn giữ và khôi phục hoà bìnhở các nơi trên thế giới. Trái tim chúng tôi đau đớn mỗi khi nghe nhữnglời phê bình đó. Sau kết cục của Thế chiến hai, chúng tôi thấy rằngnhất thiết phải tuyên bố trong một điều khoản trung tâm của Hiến phápmới rằng chúng tôi sẽ vĩnh viễn không tham gia vào chiến tranh. NgườiNhật đã lựa chọn nguyên tắc hoà bình vĩnh cửu làm cơ sở đạo lý cho sựhồi sinh của Nhật sau chiến tranh.

Tôi tin rằng nguyên tắc đó có thể được phương Tây, với truyền thốngdung thứ cho việc vì lương tâm mà từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự,hiểu rõ. Ngay ở Nhật Bản, đã có những nỗ lực hòng xoá bỏ điều khoản vềviệc không tham chiến trong Hiến pháp và vì mục tiêu đó họ đã tìm mọicách tận dụng mọi cơ hội để tăng áp lực từ bên ngoài. Nhưng việc xoá bỏnguyên tắc hoà bình vĩnh cửu của Hiến pháp là một hành động phản bộichống lại các dân tộc châu Á và những nạn nhân của bom nguyên tử tạiHiroshima và Nagasaki. Là nhà văn, tôi chẳng khó gì hình dung kết cụccủa sự bội phản ấy.
Hiến Pháp Nhật trước chiến tranh, thứ hiến pháp thừa nhận một quyền lựctuyệt đối vượt qua nguyên tắc dân chủ, cũng đã đạt được sự ủng hộ nhấtđịnh từ phía dân chúng. Mặc dầu chúng tôi đã có Hiến pháp mới được nửathế kỷ nay, Hiến pháp cũ vẫn còn được ủng hộ và Hiến pháp ấy vẫn còntồn tại trong thực tế ở một số nơi. Nếu Nhật Bản phải pháp điển hóa mộtqui tắc khác xa với qui tắc chúng tôi đã tuân theo trong năm mươi nămqua, cái quyết tâm mà chúng tôi đã đề ra trong bối cảnh đổ nát củachiến tranh, của những nỗ lực hiện đại hóa đã tan tành của chúng tôi,cái quyết tâm của chúng tôi nhằm xây dựng một khái niệm mang tính toàncầu về nhân bản sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Đó là những gì tôi muốn nói vớitư cách một cá nhân bình thường.

Cái mà tôi đề cập đến bằng chữ "nhập nhằng" trong bài phát biểu của tôichính là căn bệnh trầm kha đã nổi lên trong thời kỳ hiện đại. Sự thịnhvượng về kinh tế của Nhật không thể đem lại sự giải phóng khỏi nhữngnguy cơ tiềm ẩn đặt trong bối cảnh cơ cấu chung của nền kinh tế thếgiới và vấn đề bảo vệ môi trường.Trong bối cảnh này, sự nhập nhằng đócàng gia tăng. Điều này có thể rõ ràng hơn với những con mắt phê phántừ bên ngoài hơn là đối với chúng tôi, những người dân Nhật. Tại đáycùng nghèo đói thời hậu chiến, chúng tôi có được sức dẻo dai để chịuđựng đói nghèo, để không mất đi hi vọng phục hồi. Có thể nói như thếnày nghe hơi kỳ cục, song giờ đây dường như chúng tôi cũng có được sựdẻo dai không kém để chịu đựng những lo lắng về hậu quả tồi tệ sẽ phátsinh từ sự thịnh vượng hiện tại. Từ một góc nhìn khác, một bối cảnh mớiđã xuất hiện trong đó sự thịnh vượng của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào sựgia tăng phát triển của cả tiềm lực sản xuất và tiêu thụ ở châu Á nóichung.
Tôi là một trong những nhà văn mong muốn tạo ra được những tác phẩm vănhọc nghiêm túc khác biệt với những tiểu thuyết chỉ đơn thuần là sự phảnánh của thứ văn hóa tiêu dùng đang phổ biến ở Tokyo và trên thế giới.Tôi muốn tìm kiếm một bản sắc Nhật Bản như thế nào đây? W.H Auden đã cólần định nghĩa một nhà tiểu thuyết như sau:
... Trong cát bụi
Hãy công bằng, hư hỏng giữa đám đông hư hỏng,
Và trong chính mình yếu đuối bẩm sinh
Nếu có thể, phải chịu đựng tất thảy những lầm lạc của Con người.
(Nhà tiểu thuyết, 11-14)

Đó là cách sống của tôi (mượn lời của Flannery O"Connor"s) với nghiệp văn mà tôi theo đuổi.
Để mô tả một bản sắc Nhật Bản mà tôi muốn đạt được, tôi xin chọn dùngtừ "chính trực", một trong những tính từ mà George Orwell thường sửdụng, cùng với những từ như "nhân đức", "lành mạnh", và "đúng mực" chonhững nhân vật mà ông yêu mến. Cái cách mô tả đơn giản đến không tinnổi này có thể đứng bên cạnh và tương phản với từ "nhập nhằng" tôi đãsử dụng để xác định mình trong tiêu đề "Nhật Bản, Sự nhập nhằng và Bảnthân tôi". Có một sự khác biệt hoàn toàn và mỉa mai giữa cách Nhật Bảnđược nhìn nhận bởi thế giới bên ngoài và cách mà chính họ muốn đượcnhìn nhận.
Tôi hi vọng rằng Orwell sẽ không phản đối nếu tôi dùng từ "chính trực"để chỉ nghĩa tương tự như "giàu chất nhân văn" hay humaniste như trongtiếng Pháp, vì cả hai từ này đều mang nét nghĩa chung là vị tha và nhânđạo. Đã có những bậc tiền bối của chúng tôi đi tiên phong, những ngườiđã có những nỗ lực lớn lao nhằm xây dựng một bản sắc Nhật "chính trực"và "giàu chất nhân văn".

Một người trong số đó là cố Giáo sư Kazuo Watanabe, một học giả chuyênvề văn học và tư tưởng Pháp thời Phục hưng. Bị vây bọc bởi sự cuồngnhiệt mù quáng của lòng yêu nước trong buổi đầu và thời kỳ giữa Thếchiến hai, Watanabe đã đơn độc theo đuổi giấc mơ đem quan điểm về nhânvăn gắn kết vào nhận thức về cái đẹp và nhạy cảm trước thiên nhiên vốncó của Nhật Bản, một nhận thức mà, may sao, vẫn chưa hoàn toàn bị hủydiệt. Tôi cũng phải nói thêm ngay rằng Giáo sư Watanabe có quan điểm vềcái đẹp và thiên nhiên khác với quan điểm của Kawabata thể hiện trongbài "Nhật Bản, Cái đẹp và Bản thân tôi."

Con đường theo đó Nhật Bản cố xây dựng một nhà nước hiện đại theo lốiphương Tây là một con đường đau khổ. Theo những cách thức khác songphần nào tương xứng với quá trình đó, các trí thức Nhật đã cố gắng thuhẹp khoảng cách giữa phương Tây và đất nước mình ở mức sâu sắc nhất. Đóquả là một lao động cực nhọc, một "travail" nhưng cũng mang lại nhiềuniềm vui. Nghiên cứu của Giáo sư Watanabe về Franỗois Rabelais do vậylà một trong những thành tựu tri thức nổi bật và đáng tưởng thưởng nhấtcủa giới trí thức Nhật.
Watanabe từng học ở Paris trước Thế Chiến hai. Khi ông nói với thầyhướng dẫn của mình về tham vọng dịch Rabelais sang tiếng Nhật, nhà họcgiả nổi tiếng người Pháp đã trả lời người sinh viên Nhật lòng đầy khaokhát tri thức đó: "L'entreprise iuoie de la traduction del'intradusible Rabelais" (một ý định táo bạo chưa từng có khi muốn dịchthơ không thể nào dịch nổi của Rabelais). Một học giả Pháp khác trả lờivới sự kinh ngạc không giấu giếm: "Thật là một kỳ công đáng khâm phụckiểu Pantagruel". Bất chấp những nhận định đó, Watanabe không chỉ đãthực hiện được tham vọng táo bạo đó của mình trong bối cảnh đói nghèocủa chiến tranh và sự chiếm đóng của Mĩ, ông còn làm hết sức mình đểgieo vào cái xã hội Nhật Bản hỗn loạn và mất phương hướng thời đó lốisống và tư tưởng của những nhà nhân văn Pháp, những người đi tiênphong, những người đồng thời và các môn đệ của François Rabelais.

Cả trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tôi, tôi cũng đã là một mônđệ của giáo sư Watanabe. Tôi chịu ảnh hưởng của ông theo hai phươngdiện hết sức quan trọng. Thứ nhất là phương pháp viết tiểu thuyết. Tôihoàn toàn học từ bản dịch Rabelais của ông cái mà Mikhail Bakhtin đãđịnh hình với tên gọi "hệ thống hình tượng của chủ nghĩa hiện thực kỳdị (grotesque realism) hay nền văn hóa của những tiếng cười dân gian";học được tầm quan trọng của những nguyên tắc vật lý và vật chất, sựtương hợp giữa các nhân tố vũ trụ, xã hội và vật chất, sự giao thoa củacái chết và niềm khao khát hồi sinh, và tiếng cười trào phúng lật đổmọi thứ quan hệ trên dưới.

Hệ thống hình tượng đó khiến cho những kẻ như tôi, sinh ra và lớn lên ởmột vùng xa xôi hẻo lánh, ở một đất nước cũng xa xôi bên lề như NhậtBản có thể tìm kiếm được những phương pháp văn học nhằm đạt được cáiphổ quát. Xuất phát từ một nền tảng như vậy, tôi không đại diện chochâu Á như một thế lực kinh tế, mà là một châu Á bị ám ảnh bởi đóinghèo triền miên và gia tăng dân số. Bằng việc chia sẻ những ẩn dụ sốngđộng đó, tôi muốn đứng về phía các nhà văn như Kim Ji Ha của Hàn Quốc,Chon I và Mu Jen của Trung Quốc. Đối với tôi, tình huynh đệ của giớivăn chương là thứ tình đồng cảm chia sẻ sâu sắc. Tôi đã có lần tham giavào một cuộc tuyệt thực để đòi tự do chính trị cho một nhà thơ có tàingười Triều Tiên. Nay tôi hết sức lo lắng về số phận của những nhà vănTrung Quốc tài năng, những người đã bị tước mất tự do kể từ vụ Quảngtrường Thiên An Môn.

ảnh hưởng thứ hai của giáo sư Watanabe đối với tôi là quan điểm của ôngvề chủ nghĩa nhân văn. Tôi coi chủ nghĩa này là một biểu trưng hoàn hảocủa châu Âu với tư cách một thực thể hoàn chỉnh sống động. Đó là một ýtưởng có sức lan truyền lớn trong định nghĩa của Milan Kundera về tinhthần của tiểu thuyết. Dựa trên những nghiên cứu chính xác các nguồn sửliệu mà ông có được, Watanabe đã viết các tự truyện phê phán, vớiRabelais là trung tâm, về các nhân vật từ Erasmus tới SébastienCastellion và những phụ nữ có liên quan tới Henri IV, từ nữ hoàngMarguerite cho tới Gabrielle Destré. Khi làm vậy, ông muốn dạy chongười Nhật về chủ nghĩa nhân văn, về tầm quan trọng của lòng khoandung, về tính dễ tổn thương của con người bởi chính những thành kiến vàsuy nghĩ của y cũng như những cỗ máy do chính y tự tạo ra. Sự chânthành của ông khiến ông trích dẫn lời của nhà triết học người Đan Mạch,Kristoffer Nyrop: "Những kẻ không chống lại chiến tranh là đồng loã vớichiến tranh". Những nỗ lực nhằm truyền bá vào Nhật Bản tư tưởng nhânvăn - nền tảng của tư tưởng phương Tây - của Watanabe quả thực là sựdũng cảm táo bạo không chỉ "chưa từng có" mà còn "một kỳ công đáng khâmphục kiểu Pantagruel".

Là người chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn Watanabe, tôi muốn nghĩavụ của tôi, với tư cách nhà tiểu thuyết, là giúp những người tự diễnđạt mình bằng ngôn ngữ, cũng như những ai đọc họ, có thể hồi phục từnhững nỗi thống khổ của mình và thời đại mình và chữa khỏi được nhữngvết thương trong tâm hồn. Tôi đã nói rằng tôi bị phân xẻ giữa hai tháicực của thuộc tính "nhập nhằng" của người Nhật Bản. Tôi đã và đang cốgắng để chữa khỏi và hồi phục từ những đau thương đó bằng văn học. Tôiđã nỗ lực cũng nhằm cầu nguyện cho sự phục hồi của những đồng bào Nhậtcủa tôi.

Xin hãy cho phép tôi một lần nữa nhắc tới con trai tàn tật của tôi,cháu Hikari đã được tiếng chim đánh thức gọi về với âm nhạc của Bach vàMozart, và cuối cùng sáng tác nên những nhạc phẩm của riêng cháu. Nhữngtác phẩm nhỏ nhoi lần đầu tiên cháu soạn nên chan chứa hào quang vàniềm sung sướng tươi mới. Chúng giống như sương long lanh trên lá cỏ.Từ "innocence" (ngây thơ) được cấu tạo bởi hai phần "in" có nghĩa làkhông và "nocere" - gây tổn thương, nghĩa là không gây tổn thương. Âmnhạc của Hikari theo nghĩa đó là sự tuôn trào tự nhiên tính thơ ngâycủa chính người soạn nhạc.
Khi Hikari tiếp tục sáng tác, tôi không thể không nhận thấy trong âmnhạc của cháu "tiếng kêu của một tâm hồn u uẩn đang than khóc". Dù cháubị thiểu năng trí tuệ, nhưng nỗ lực bền bỉ của cháu đã giúp trang bịcho hành vi sáng tác - vốn đơn giản chỉ là một "thói quen sống" - nhữngkỹ năng sáng tác ngày càng phát triển và khả năng nhận thức ngày càngsâu. Điều này tới lượt nó đã khiến cho cháu có thể khám phá trong chiềusâu trái tim mình một nỗi đau u hoài mà bấy lâu nay cháu không thể nàodiễn tả bằng lời.
"Tiếng kêu của một tâm hồn u uẩn đang than khóc" thực đẹp, và việc cháudiễn tả nó bằng âm nhạc đã khiến cháu thoát khỏi nỗi đau u uẩn để cóthể phục hồi. Hơn nữa, âm nhạc của cháu cũng đã được thừa nhận là cóthể chữa khỏi và giúp hồi phục những người nghe đồng cảnh ngộ. Ở đâytôi tìm được cơ sở để tin tưởng vào khả năng hàn gắn đau thương tuyệtvời của nghệ thuật.

Niềm tin đó của tôi chưa hoàn toàn được minh chứng. Dẫu chỉ là một conngười "yếu đuối", nhưng, với sự trợ lực của niềm tin chưa được kiểmchứng đó, tôi muốn trải qua mọi "lầm lạc" đã tích tụ suốt thế kỷ haimươi này, kết quả của sự phát triển kinh khủng của công nghệ và giaothông. Là một con người tồn tại bên ngoài trung tâm của thế giới này,tôi muốn tìm kiếm xem bằng cách nào tôi có thể góp một chút gì nhỏ bé -những mong là nhân văn và chính trực của mình - để giúp cho sự cứu chữavà hoà giải nhân loại.

Oe Kenzaburo
Phùng Thanh Phương dịch từ tiếng Anh
Trần Tiễn Cao Đăng hiệu đính

Post a Comment

0 Comments