Something about me

header ads

"Nhất quận công nhì thả dốc"

2h sáng. Trời quang không gợn một chút mây, ánh trăng chênh chếch trên đỉnh núi phía sau khu ký túc xá soi rõ đến từng chiếc lá bên đường.

Tôi cùng Namazu bước ra khỏi lab, một ngày như mọi ngày, sáng lên lab lúc 9h đêm khuya 1-2 giờ mới mò về. Ra đến đầu đường lớn, cơn gió xuân nhè nhẹ nhưng dịu mát và êm ái lạ thường lướt qua xé toang cái lớp phủ nong nóng trên da mặt vì cả ngày đối diện với màn hình máy tính. Có cảm giác như được dội một gáo nước lạnh sau một trận bóng đá chiều hè. Thoải mái, khoan khoái và dễ chịu.

Trường tôi nằm ở lưng chừng một quả núi phía Tây Nam của thành phố Kyoto.

Lên xe nổ máy, tôi hỏi Namazu:

- Anh đã trôi dốc lần nào chưa?
- Trôi dốc à? Tao thử một lần rồi!

Tìm được đồng minh, tôi chụp ngay:
- Hôm nay anh em mình trôi dốc đi! Hôm trước em vừa thử, phê lắm!
- Thử à? Ok, thử trôi xem sao.

Thật ra tôi rất khoái cảm giác được ngồi trên xe đạp thả dốc, cho hai chân lên khung mà là loại xe đạp thống nhất khung nữ chéo ấy, lỡ dại mà thử khung ngang xe nam thì có ngày ngã vỡ mặt. "Nhất quận công, nhì thả dốc" ha ha! Tôi nghĩ vậy ngay từ ngày đầu tiên đến trường trên núi Katsura tháng 10 năm ngoái rồi.

Có 2 con đường có thể thả dốc từ trường về tận nhà. Thứ nhất là cứ thả theo con đường cái lớn, kiểu thả này nguy hiểm vì độ rủi ro khá cao vì nhiều xe ô tô lưu thông. Kiểu thứ hai là trôi men theo con đường phía sau sokudo*. Kiểu này an toàn hơn nhưng chỉ thích hợp vào ban ngày vì đường tối không có đèn, đi vào ban đêm khá nguy hiểm. Nhưng thả dốc đêm thì sẽ có cảm giác mạo hiểm và thú vị hơn.

Đến đoạn rẽ ngang xuống con đường phía sau sokudo, tôi tắt máy dừng xe, Namazu thoáng chút ngạc nhiên:
- Thả từ đây xuống à?
- Yeah! Bro thử đi! Em làm rồi! Phê lắm! He he

Nói xong cũng tắt máy rồi phi theo tôi. Đoạn trôi này sẽ không tả nữa, để Tống đại ca thử nghiệm cho nó thú vị, he he!

Xuống chân dốc chỗ đèn xanh đỏ. Tôi khoái trí quay sang hỏi Namazu:
- Phê không anh?
- Hay! Hồi xưa tao với Huy bầu cũng thử trôi nhưng chỉ một đoạn thôi! Công nhận phê!
- Hôm nào cũng thả trôi như thế này cũng thú vị đại ca nhỉ?
- Ừ! Mà có khi lại tiết kiệm được tiền xăng ấy chứ!
- Yeah! Có khi tiết kiệm được một nửa nhỉ?
- Đâu! Một phần ba thôi!

Nói xong cả hai cười phá lên.
Đèn chuyển sang màu xanh, hai anh em mỗi người rẽ một ngả! Nhưng Namazu lại phải lên dốc, tôi tiếp tục trôi về tận cửa nhà....

----
*sokudo: nhà ăn

Post a Comment

5 Comments

  1. Hehe, CHÁN nhể...
    Trò này ngày xưa tao làm hoài, tối nào đi về cũng làm, cho đến một ngày...

    Xe trôi đến trước nhà Rohm, tao đang phê như con dê thì sau lưng có tiếng còi hụ. Hai chú công an Nhật yêu cầu dừng xe khám giấy tờ, chúng nó tưởng tao ăn cắp xe nên ko nổ được máy. Rồi mọi chuyện cũng xong.

    G'luck, bros.

    ReplyDelete
  2. Haha! Tình huống này cũng dễ xảy ra!
    Nhưng em vẫn bật chìa khóa điện, hơi nhá tay phanh sau một chút, đèn hậu sáng hì hì!

    Tuy nhiên vẫn có rủi ro đại ca nhỉ?
    Phải cẩn thận với các chú cảnh sát thôi!

    Thanks bro...

    ReplyDelete
  3. Trò này quả là thú vị. Mang lại cảm giác thật lạ.

    Choạng vạng Diện thú lái xe
    Tay ga tắt máy thả trôi xuống đèo
    Đêm khuya vắng bóng người theo
    Xe lao vun vút một lèo tới nơi
    Mỉm cười nghĩ chuyện trò chơi
    Thế mà tiết kiệm cũng hời tiền xăng
    Một mình chơi có buồn chăng
    Diện hò thêm chú Nam san cùng trôi
    Huy Bầu thấy thế khuyên thôi
    Cảnh sát nó tóm cho ngồi đến mai
    Đến mai thì kệ đến mai
    Ngày nào cũng được trôi dài sướng hơn.

    He he he

    Bác Huy bầu tham gia phi đội trôi dốc đi, phê lắm, tốc độ đo đồng hồ là 45 km/h. VKL.

    ReplyDelete
  4. Hi bros!

    Tốc độ trôi phụ thuộc vào trọng lượng vật thể trôi nữa ạ!

    45km/h là của Namazu, còn đồng hồ của em đo được suýt soát 60km/h.

    Với Tống đại ca có lẽ gãy kim chỉ tốc độ mất! Hihi

    ReplyDelete
  5. Hom nay Huy Bau bao phai can than.

    Anh em minh phai mua 1 cai den de o dang truoc lam tin hieu.

    Tao vua nghi ra la buoc cai den Pin lay o Lab ve len gan ro xe..

    The la cong an cung phai bo tay

    ReplyDelete