Something about me

header ads

Giáo dục Nhật

Dân tình đang xôn xao vụ sách toán lớp 1 "cụt tay" rùng rợn này (http://vn.news.yahoo.com/b-n-r-n-ng-211700147.html). Hiện tượng này quá thú vị xét dưới góc độ xã hội học là lịch sử học. Nhưng mà....thôi chả bàn. 
Chỉ kể cho các bác nghe câu chuyện của nước Nhật tí cho vui.

Trong giai đoạn đầu thời Minh Trị, nhà nước Nhật chưa can thiệp vào sách giáo khoa. Nền giáo dục đang dần hiện đại hóa theo kiểu phương Tây mang nặng màu sắc tự do. Thầy giáo thích lấy cuốn nào làm sách giáo khoa OK hết. Hầu hết các sách của Fukuzawa Yuikichi như "Khuyến học", "Tây Dương sự tình"... đều trở thành sách giáo khoa.

Đến giữa thời kì Minh Trị, thiên hoàng cấm tiệt cả sách của ông Fukuzawa mà ban hành chế độ sách giáo khoa Kiểm định (nhà nước cấp phép).
Đến giai đoạn chiến tranh thế giới 2 thì tiến thêm một bước thành chế độ quốc định: SGK là độc quyền của nhà nước. Nhà nước viết gì học nấy.

Trong giai đoạn này sách GK bất cứ là sách gì cũng phải lồng vào cho được mấy thứ: Thiên hoàng, súng ống, lính tráng, Đại Đông Á, hy sinh, ....

Ví dụ sách toán khi dạy đếm thì vẽ các hình khẩu súng, xe tăng, máy bay để học sinh đếm. Minh họa phép trừ thì vẽ quân địch rồi hỏi sau khi diệt.... tên còn mấy tên....

Sau 1945, Mĩ chiếm đóng Nhật đã lệnh cho Bộ giáo dục Nhật xóa bỏ toàn bộ các nội dung có tính "quân phiệt chủ nghĩa" trên trong sách giáo khoa. Các giáo viên và học sinh Nhật khi đó cực sốc vì bàng hoàng vì "thánh kinh" bị phủ nhận và cảnh cứ mở sách ra trang nào cũng đen đặc vết mực.

Sau này hồi tưởng lại chuyện cũ người Nhật rùng mình run rẩy kêu lên : "Giáo dục là gì? Giáo dục là thứ..đáng sợ"

Từ Ro Bin Son.

Post a Comment

0 Comments