Something about me

header ads

Đường sắt cao tốc (1)



Trung Quốc đã qua mặt Nhật trở thành nền kinh tế thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Không thể phủ nhận sức mạnh của kinh tế cũng như về phát triển công nghệ cao của Trung Quốc, nhất là về công nghệ đường sắt cao tốc (highspeed-railway). Có lẽ vì vậy mà trong chuyến đi 7 nước (TQ, NB, Korea, ....
) nhằm thăm dò thị trường của cựu siêu sao Hollywood hiện là Thống đốc bang California - Arnold hiện có mặt tại TQ đang kêu gọi các nhà đấu tư TQ giúp đỡ trong việc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc cho bang của ông. Arnold đã ngồi thử tầu cao tốc từ Thượng hải tới Nam Kinh.

Các chuyên gia trong ngành đều cho rằng sự giàu có (về tiền mặt) (2) của TQ, kêu gọi đầu tư đường sắt cao tốc công nghệ cao của TQ sẽ là một lợi thế hơn cả cho khách hàng trong tình hình khủng hoảng hiện nay của các ngân hàng đối với một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư rất cao này. Các đối thủ của TQ như Châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều gặp khó khăn khi cạnh tranh với họ.

Mỹ là nước đi đầu về vận tải đường sắt nhưng hầu như không có chuyên gia đối với đường sắt cao tốc. Do đó phải nhập khẩu công nghệ này cho 13 dự án đường sắt cao tốc vùng (3). TQ hiện là nước có hệ thống đường sắt cao tốc dài nhất thế giới với 6.920km và sẽ tăng đến 16.000km vào năm 2020 và TQ đang hướng việc xuất khẩu ồ ạt sang các nước khác. Nhẽ VN mình cũng sẽ nằm trong số đó.

Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong công nghệ đường sắt cao tốc (1964) với những tính năng vượt trội về tính hiệu quả và độ an toàn nhưng lại yếu thế hơn về thiết kế so với TQ và Korea trên thị trường Mỹ màu mỡ.

Hiện Mỹ chưa khẳng định sẽ nhập của nước nào, và cũng khẳng định họ sẽ không bê nguyên mô hình nước ngoài vào và hi vọng vận hành một cách hoàn hảo. Đào tạo đội ngũ kỹ sư và công nhân để đủ khả năng làm chủ công nghệ, tự vận hành đường sắt cao tốc đang được Mỹ đẩy mạnh trước khi quyết định lựa chọn hệ thống nào phù hợp cho điều kiện địa phương nơi thực hiện các dự án.

Đây có lẽ cũng là một bài học để policy-makers VN tham khảo từ cường quốc kinh tế số 1 thế giới.

(2) - TQ hiện giữ lượng lớn Government Bonds của Mỹ và Nhật.

Post a Comment

2 Comments

  1. Vấn đề này thật ra cũng nằm gọn trong một cái ô "Chảy máu chất xám". Đây là 1 cái ô, một xu hướng tất yếu của thế giới. Một cách gọi khác là "hướng đến sự văn minh".

    Văn minh của Khựa giờ thua xa Mẽo, Nhật. Nhưng thứ được coi là advance culture đang có xu hướng chảy về các nước đang phát triển. Advance culture đây hiểu chính là advance civilization process.

    Nhứng thứ được gọi là culture như mặc quần áo xưa hay hát hò bài hát xưa, những cái đó gọi là văn hóa trong bảo tàng, chứ giờ nhìn đâu đâu cũng ăn mặc ăn macdonal theo Mẽo hết. he he he.

    Quay lại chủ đề cao tốc lừa, thật ra nói thiết kế Nhật thua TQ là không chính xác. Nhật thua TQ về giá, còn về thiết kế thì TQ là kẻ đi sau và copy lại của Nhật và Châu Âu về công nghệ. Vấn đề này không phải bàn cãi làm gì, từ cái quần cái áo, đôi giầy còn đi copy thì những cái to hơn là một hiển nhiên.

    TQ có lợi thế về giá, nếu bro để ý kĩ, ngay cả trong các dự án của Nhật hay Châu Âu thắng thầu. Thực chất là chính các nhà thầu Nhật này lại đi mua đồ hardware của Tàu, chứ họ không sản xuất trực tiếp ở nước họ. Anh đã làm dự án nhà máy xi măng Thăng Long dưới quảng ninh anh biết. Hầu hết thiết bị Đức thiết kế đều assemble in China.

    Do đó, việc TQ phát triển nhanh được hệ thống tàu cao tốc là đã khôn ngoan đi copy về mà chơi. Chính thế lại là 1 chiến lược cực hay. Đéo ai như Vệ quốc, lúc nào cũng tự bảo mình là phải sáng tạo. Có mà sáng tạo cái B ý, đi copy của nó còn chưa xong, huống hồ đòi sáng tạo.

    Kết luận, bài học policy của Vệ quốc là cứ cho Tàu nó nhảy vào mà làm. Nó đéo hại người nhà nó đâu mà sợ. he he. Hoặc đặt phịch hệ thống của Nhật hay Mẽo vào là xong. Cần đéo phải nghĩ nhiều cho nó mất thời gian. Cái mình cần nghĩ là phát triển ngành công nghệ du lịch, mở mấy khu phố kiểu pattaya hay red light. Lúc đó bọn Tây nhảy vào, anh em tha hồ mà kiếm tiền nhé. Chứ không phải kiếm tiền kiểu ăn cắp ăn trộm nhỉ? he hhe

    ReplyDelete
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    ReplyDelete